A&A Fashion mời quý khách hàng đi tìm hiểu những sai lầm tưởng tai hại về giấc ngủ không phải ai cũng biết qua bài dưới đây.
Xem thêm: Không biết ăn tiết canh, uống rượu mạnh có diệt được sán?
Ngủ có lẽ là một trong những hoạt động dễ nhất của con người vì không cần được dạy hay tập luyện thì ai cũng có thể thể làm được. Tuy nhiên, có lẽ vì phần lớn mọi người không ai học để ngủ nên nhiều lầm tưởng xảy ra và khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút nghiêm trọng. Từ đó, vấn đề này ảnh hưởng đến khả năng nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng của cơ thể.
Lầm tưởng 1. Người trưởng thành chỉ cần ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn
Lầm tưởng về giấc ngủ này được xem là có mối nguy hại tiềm ẩn lớn nhất với cơ thể. Thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực sâu và rộng đến nhiều mặt của sức khỏe. Nổi bật trong số đó có thể kể đến các vấn đề về:
- Tim mạch: Tăng nguy cơ tăng huyết áp, đau tim, đột quỵ
- Tâm thần: Giảm chức năng nhận thức, suy giảm trí nhớ, tâm trạng thất thường, hoang tưởng, tăng nguy cơ trầm cảm
- Bệnh mãn tính: Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì
- Hệ thống miễn dịch suy yếu, tăng cân, giảm ham muốn tình dục
- Mọi người được sinh ra với một nhu cầu ngủ cố định. Người lớn được khuyến nghị nên ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm.
Lầm tưởng 2. Xem tivi để thư giãn trước khi đi ngủ
Không chỉ tivi, các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh như điện thoại di động, máy tính bảng,… không phải là lựa chọn tốt khi bạn chuẩn bị đi ngủ.
Ánh sáng và tiếng ồn của thiết bị điện tử có thể làm giảm mức melatonin trong não (hormone kích thích sự buồn ngủ). Nếu bạn muốn cơ thể tạo ra nhiều melatonin, hãy thử nghe nhạc thư giãn hoặc tải xuống một ứng dụng thư giãn để ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng cần “cách ly” ánh sáng xanh 2 giờ trước khi ngủ. Nếu không thể, hãy giảm độ sáng của màn hình hoặc cài đặt ứng dụng có thể “làm ấm màu màn hình”. Màu đỏ và vàng có bước sóng dài hơn và không ảnh hưởng đến việc tạo ra melatonin.
Lầm tưởng 3. Thời gian ngủ không ảnh hưởng sức khỏe
Cơ thể chúng ta có xu hướng tuân theo nhịp sinh học tự nhiên phù hợp với ngày và đêm. Việc thay đổi giờ ngủ trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Khi đồng hồ bên trong cơ thể và thế giới bên ngoài lệch pha, bạn có thể cảm thấy mất phương hướng, đầu óc mơ hồ và buồn ngủ vào những thời điểm cần hoạt động ở mức tối ưu.
Những người làm công việc ca đêm hoặc có số giờ làm bất thường sẽ gây xáo trộn trật tự của đồng bộ sinh học và có chất lượng giấc ngủ kém hơn. Họ cũng có nguy cơ mắc trầm cảm, tiểu đường, béo phì và một số bệnh ung thư cao hơn. Tỷ lệ tai nạn lao động và bệnh tật, chấn thương cao hơn do tốc độ phản ứng chậm đi và khả năng phán đoán kém đi.
Lầm tưởng 4. Nằm nhắm mắt cũng có hiệu quả giống như ngủ
Lầm tưởng về giấc ngủ này có thể so sánh với việc đến phòng gym nhưng không hề tập luyện gì và nghĩ như vậy sẽ giúp cơ thể săn chắc.
Một người ngủ khỏe mạnh cần khoảng 15 phút để chìm vào giấc ngủ. Nếu bạn trằn trọc lâu hơn thế, bạn nên ra khỏi giường, thay đổi môi trường và làm điều gì đó ít cần tư duy.
Nếu bạn nằm lâu trên giường và không ngủ, cơ thể sẽ liên kết chiếc giường với sự mất ngủ và khiến bạn khó vào giấc hơn vào lần sau.
Lầm tưởng 5. Ngủ mọi lúc mọi nơi là dấu hiệu khỏe mạnh
Việc dễ dàng và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ tưởng chừng như một điều tốt nhưng lại là dấu hiệu của sự thiếu ngủ. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn kiệt sức đến mức bất cứ khi nào có thời gian, cơ thể sẽ bắt đầu “trả nợ” cho giấc ngủ còn thiếu.
Lầm tưởng 6. Uống rượu trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn
Rượu có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và gây ra lầm tưởng rằng chúng giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.
Rượu khiến giấc ngủ của bạn nông hơn và vì thế, cơ thể cũng ít được hồi phục năng lượng và đạt được sự nghỉ ngơi cần thiết. Uống rượu trước khi ngủ cũng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ hoặc làm cho chứng bệnh tồi tệ hơn.
Lầm tưởng 7. Mặc dù gây khó chịu nhưng tiếng ngáy to vô hại
Bản thân hành động ngáy thường vô hại. Tuy nhiên, ngáy to là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng cực nguy hiểm là ngưng thở khi ngủ. Vấn đề này chỉ ra rằng đường thở đang bị tắc nghẽn khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ khiến bạn ngừng thở vài giây hoặc vài phút và xảy ra hàng chục lần mỗi giờ. Những khoảng ngừng này làm:
Gián đoạn giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ thức giấc, mệt mỏi trong ngày
Giảm lượng oxy trong máu, gây tổn thương cho tim và mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ và tiểu đường
Nhưng đừng quá lo lắng, không phải tất cả tiếng ngáy đều là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ và chứng này có thể điều trị được. Nếu bạn ngáy to và mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày, những triệu chứng đó kết hợp với nhau có thể báo hiệu bạn mắc bệnh này.
Lầm tưởng 8. Chúng ta có thể ngủ bù cho giấc ngủ đêm
Dù cố gắng thế nào, bạn cũng không thể bù đắp cho giấc ngủ “đã mất” bằng cách ngủ thêm vào lúc khác. Ngủ bù có thể giúp đẩy lùi cơn buồn ngủ tức thời nhưng không “đánh bay” tác động tiêu cực và lâu dài của giấc ngủ kém mỗi đêm.
Ngủ bù vào ban ngày còn có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học tự nhiên, khiến bạn khó đi vào giấc ban đêm. Cách duy nhất để bắt kịp giấc ngủ đã mất là trở lại lịch trình ngủ đều đặn.
Lầm tưởng 9. Càng lớn tuổi càng ngủ ít
Hầu hết người lớn nên ngủ 7-9 tiếng. Mặc dù mô hình giấc ngủ có thể thay đổi khi chúng ta già đi nhưng thời lượng ngủ mà cơ thể cần thường không thay đổi.
Người lớn tuổi có thể thức giấc thường xuyên hơn và ngủ ít hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, nhu cầu ngủ của họ không ít hơn nhiều so với người trẻ tuổi. Vì họ có thể sẽ ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
Ngoài ra, người lớn tuổi có nhiều khả năng đang dùng thuốc điều trị bệnh mà có thể gây cản trở giấc ngủ.
Vì vậy, những lý do trên có thể đã gây ra lầm tưởng về giấc ngủ của người lớn tuổi.
Lầm tưởng 10. Nhớ được giấc mơ là dấu hiệu ngủ ngon
Chúng ta đều trải qua những 4-5 lần mơ mỗi đêm. Những người thường xuyên nhớ được giấc mơ thức giấc trong đêm thường xuyên gấp đôi người khác và nhạy cảm hơn với âm thanh khi ngủ và thức.
Lầm tưởng 11. Đặt báo thức lại vài phút sau
Đừng tắt báo thức rồi chỉnh sang vài phút sau đó để ngủ lại, bởi vì đó sẽ là một giấc ngủ nông và kém chất lượng.
Khi bạn ngủ lại, não bộ có thể sẽ bắt đầu một chu kỳ REM mới và báo thức reo vài phút sau đó sẽ khiến bạn thức giác giữa chu kỳ này. Kết quả, bạn sẽ thức dậy trong tình trạng uể oải kéo dài.
Mẹo nhỏ cho bạn là hãy để báo thức cách xa chỗ ngủ của bạn để buộc bản thân phải rời khỏi chỗ ngủ mà tắt báo thức. Hành động này sẽ giúp bạn tỉnh táo và hạn chế việc ngủ lại.
Lầm tưởng 12. Mất ngủ chỉ là vấn đề của tâm lý
Đúng là căng thẳng là lý do hàng đầu gây thiếu ngủ. Nhưng, đây không phải là tác nhân duy nhất. Nhiều vấn đề khác có thể gây mất ngủ, bao gồm chất lượng ngủ kém, các chứng bệnh, tác dụng phụ của thuốc, cơn đau mãn tính, hội chứng chân không yên hoặc ngưng thở khi ngủ.
Nguồn: https://doctoranywhere.vn/blogs/cam-nang/12-lam-tuong-tai-hai-ve-giac-ngu-ban-mac-phai-bao-nhieu